Header Ads

Công nghệ cáp quang AON và PON

Hiện tại việc dùng Internet cáp quang đã khá phổ biến ở Việt Nam, bài viết trình bày một vài đặc điểm của hai công nghệ chính trên cáp quang là AON và PON.

Công nghệ cáp quang GPON

AON (Active Optical Network - mạng cáp quang chủ động) là kiến trúc mạng điểm - điểm (point to point); thông thường mỗi thuê bao có một đường cáp quang riêng chạy từ thiết bị trung tâm (Access Node) đến thuê bao (FTTH – Fiber to the Home) như hình 1. Việc không ngừng phát triển của các dịch vụ trực tuyến như Game, HDTV... đã khiến nhu cầu băng thông của người dùng ngày càng tăng, tốc độ trên cáp đồng truyền thống trong tương lai chắc chắn sẽ không thể đáp ứng. Chính vì vậy, trong tương lai, không chỉ doanh nghiệp cần tốc độ của cáp quang mà cả người dùng gia đình cũng sẽ cần, nhất là khi giá thành ngày càng rẻ hơn.

Công nghệ cáp quang AON

AON có nhiều ưu điểm như: tầm kéo dây xa (lên đến 70km mà không cần bộ lặp (repeater)), tính bảo mật cao (do việc can thiệp nghe lén (eavesdropping) trên đường truyền gần như là không thể), dễ dàng nâng cấp băng thông thuê bao khi cần, dễ xác định lỗi… Tuy nhiên, công nghệ AON cũng có khuyết điểm là chi phí cao do: việc vận hành các thiết bị trên đường truyền đều cần nguồn cung cấp, mỗi thuê bao là một sợi quang riêng, cần nhiều không gian chứa cáp … 

Ngoài mô hình trên, trong thực tế tùy vào nhu cầu băng thông thuê bao, các nhà cung cấp cũng kết hợp cáp quang với cáp đồng để giảm chi phí, cụ thể như cáp quang chạy từ Access Node tới tổng đài DSLAM và từ DSLAM cung cấp các dịch vụ truy cập băng rộng phổ biến như ADSL2+, VDSL2 … (Hình 2) 

PON (Passive Optical Network) là kiến trúc mạng điểm - nhiều điểm (point to multipoint). Để giảm chi phí trên mỗi thuê bao, đường truyền chính sẽ đi từ thiết bị trung tâm OLT (Optical Line Termination) qua một thiết bị chia tín hiệu (Splitter) và từ thiết bị này mới kéo đến nhiều người dùng (có thể chia từ 32 – 64 thuê bao). Splitter không cần nguồn cung cấp, có thể đặt bất kỳ đâu nên nếu triển khai cho nhiều thuê bao thì chi phí giảm đáng kể so với AON. Do Splitter không cần nguồn nên hệ thống cũng tiết kiệm điện hơn và không gian chứa cáp cũng ít hơn so với AON.

Tuy nhiên PON cũng có nhiều khuyết điểm như khó nâng cấp băng thông khi thuê bao yêu cầu (do kiến trúc điểm đến nhiều điểm sẽ ảnh hưởng đến những thuê bao khác trong trường hợp đã dùng hết băng thông), khó xác định lỗi hơn do 1 sợi quang chung cho nhiều người dùng, tính bảo mật cũng không cao bằng AON (có thể bị nghe lén nếu không mã hóa dữ liệu)…. (hình 3)
Tùy vào nhu cầu băng thông thuê bao, PON cũng có thể sử dụng kết hợp với cáp đồng để triển khai mạng ADSL2+, VDSL2

Nguồn: LapMang.net

Powered by Blogger.